Những cảm giác cô đơn đến tận cùng của người trưởng thành
Muốn gọi một ly trà sữa nhưng một ly không đủ để nhận khuyến mãi, thế là đặt hai ly, uống muốn căng bụng chịu không nổi, nhưng ngày hôm sau vẫn cười hihi pha trò cho người khác xem.
Cô đơn là cảm giác mà người trưởng thành nào rồi cũng sẽ phải trải qua. Càng lớn, chúng ta càng phải học cách ở một mình, đối diện với chính mình rồi tự tìm cách xoa dịu, vỗ về lấy mình.
Cái gọi là cô đơn, đôi khi đơn giản là gội đầu, trang điểm hay mặc lên một chiếc váy mà mình thích nhưng chỉ đi ra nhà mua một chai nước rồi lại quay trở về nhà. Ta không có nơi nào để thuộc về, không có ai bên cạnh để sẻ chia.
Ngoài ra thì cô đơn, nếu được khắc hoạ cụ thể sẽ là cảm giác của những điều dưới đây:
1. Một mình gọi đồ ăn, một mình đi ra ngoài.
Muốn gọi một ly trà sữa nhưng một ly không đủ để nhận khuyến mãi, thế là đặt hai ly, uống muốn căng bụng chịu không nổi, nhưng ngày hôm sau vẫn cười hihi pha trò cho người khác xem.
Một mình đi ăn cơm, phục vụ hỏi "xin hỏi đi mấy người", bạn nói "một mình tôi".
Đi mua vé xem phim, sẽ cố ý chọn một vị trí ở đằng sau mà trái phải đều không có người. Muốn đi vệ sinh nhưng đột nhiên nhận ra chẳng có ai cầm giúp mình đồ đạc.
Có người dùng ánh mắt ngưỡng mộ mà nói rằng, bạn sống thật tự do. Nhưng đằng sau sự tự do đó chính là sự cô độc trong một trạng thái vô cùng bình ổn.
Ảnh minh hoạ
2. Lúc một mình, sợ nhất là ốm đau.
Sống một mình lâu rồi sẽ biết, nửa đêm cũng có thể dùng điện thoại mua thuốc ship về nhà, Sống một mình lâu rồi sẽ biết những nơi khám bệnh gần nhà, bệnh viện khám bệnh có những liệu trình gì. Lúc một mình, sợ nhất là bị bệnh, bởi vì con người lúc ốm đau, thường rất yếu đuối. Nhưng đối với những người không có ai để dựa dẫm, thì chỉ biết thăm khám chữa trị sớm ngày nào thì càng tốt ngày đó.
3. Một mình lang thang trên đường trong ngày lễ.
Ngày lễ tình nhân đối với những người vốn sợ cô đơn mà nói, giống như một hình phạt đầy chua xót. Đi trên đường, người ta đều từng đôi từng đôi, chỉ có mình là đơn thân độc mã. Sau khi tận mắt nhìn thấy hạnh phúc của người khác, trở về nhà mở điện thoại, thì nhìn thấy họ đăng những dòng văn ướt át ngọt ngào. Nhưng ồn ào náo nhiệt là của người khác, bạn chỉ phụ trách việc nhấn nút like thôi.
4. Trở về nhà, bật hết tất cả đèn trong nhà.
Đi một chuyến xe bus đông nghịt người, rồi lại chuyển sang một chuyến khác vô cùng ồn ào, lúc mở cửa bước vô nhà, bầu không khí im phăng phắc, lặng ngắt như tờ. Giống như bạn từ một thế giới này bước sang một thế giới khác vậy. Đã quen với việc đầu tiên quay trở về nhà là mở hết tất cả bóng đèn, khiến ngôi nhà yên tĩnh đến lạ. Tivi trong phòng khách vẫn thường hay mở, nhưng bạn rất ít khi bận tâm đến nội dung phát trong đó, mà chỉ là muốn căn nhà có một chút âm thanh.
Ảnh minh hoạ
5. Cầm điện thoại xem, không hề có lấy một tin nhắn đến.
Tối trước khi ngủ đặt điện thoại chế độ im lặng, ngày hôm sau lúc thức dậy có thói quen cầm điện thoại xem xem có ai tìm mình không. Nhưng lúc mở màn hình ra, tất cả các ứng dụng đều im lặng không tiếng động, cái gì cũng không có. Thậm chí bạn sẽ có lúc giật mình, nghi ngờ rằng điện thoại bị hư rồi. Thế nhưng làm gì có chuyện điện thoại bị hư, rõ ràng là do bạn mắc bệnh quên lãng. Có lúc suy nghĩ, cớ gì mình lại đi cài đặt chế độ im lặng, dù âm thanh có chỉnh đến mức to nhất cũng sẽ không có ai làm ồn điện thoại gọi bạn dậy.
6. Lúc muốn thổ lộ, nhưng lại không tìm được người phù hợp.
Khi trưởng thành, người chúng ta quen biết ngày càng nhiều, lưu lại càng lúc càng nhiều số điện thoại cũng có càng nhiều lời nói nhưng lại là không thể nói, không muốn nói, không tiện nói. Những lúc muốn bày tỏ mà lại không tìm được người có thể gọi điện, những lúc gõ được một đoạn tin nhắn dài nhưng lại lưỡng lự xóa đi, những lúc lời nói đến miệng rồi nhưng bị chặn nghẹn lại, cất giấu biết bao sự vô năng và bất lực của chúng ta. Hiểu được tri kỷ khó tìm, vậy nên chúng ta ngày càng quen với việc chôn giấu mọi cảm xúc của bản thân vào trong lòng.
(Ảnh minh hoạ)
7. Nói với người nhà " con vẫn ổn", sau đó cúp máy.
Người trưởng thành nên độc lập, không dựa dẫm vào ai, nên có khả năng gánh vác mọi thử thách trong cuộc sống, nên khiến người thân an tâm, yên lòng. Vì thế, biết rõ đã là khố rách áo ôm, rõ ràng vừa nhận lấy tủi nhục, rõ ràng rất nhiều lúc đến cơm cũng ăn không kịp, nhưng lúc gọi điện về nhà, trong điện thoại vẫn dùng một giọng điệu vô cùng tự tin nói một câu "con sống rất tốt, ba mẹ yên tâm". Bạn cúp máy, hít một hơi thật sâu, chẳng ai nhìn thấy, thì không cần tỏ ra mạnh mẽ nữa.
Ảnh: Pinterest