Mỗi ngày ăn hơn 1 cân hạt dưa trong 2 năm, 2 vợ chồng chết lặng vì được chẩn đoán mắc ung thư ruột kết
Thói quen cắn hạt dưa khi xem tivi mỗi tối, tưởng là cuộc sống an nhàn, ai ngờ đây là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư ruột kết của 2 vợ chồng ông Zhang.
Ông Zhang (67 tuổi, sống ở huyện Hanyang, Trung Quốc) và vợ đều đã về hưu, có một cuộc sống an nhàn, hòa thuận và hạnh phúc. Cuộc sống cứ thế trôi qua êm đềm với những công việc thường ngày được lặp lại từ ngày này qua ngày khác. Mỗi tối, 2 vợ chồng ông rất thích cắn hạt dưa khi xem tivi, họ thường cắn hết cả cân hạt dưa mỗi ngày.
Tưởng như cuộc sống thanh bình là vậy, thật không ngờ, thói quen cắn hạt dưa này lại trở thành thủ phạm khiến vợ chồng ông Zhang phải đối mặt với căn bệnh quái ác!
Đầu tháng 9 vừa qua, 2 vợ chồng ông Zhang bắt đầu phát hiện mình có triệu chứng đi ngoài ra máu nên vội vàng đến Bệnh viện Y học cổ truyền huyện Hanyang để khám xét và điều trị. Kết quả chẩn đoán khiến cả 2 như chết lặng, ông bà đều mắc phải bệnh ung thư đại tràng giai đoạn giữa và cuối (ung thư ruột kết).
Sau khi tìm hiểu sự việc, bác sĩ nhận định căn bệnh ung thư ruột kết của ông bà có liên quan đến thói quen ăn uống không tốt.
Hạt dưa được bán trên thị trường (Trung Quốc) có chứa nhiều chất gây hại sức khỏe
TS. BS He Weihua, người trực tiếp thăm khám cho vợ chồng ông Zhang giải thích hầu hết các loại hạt dưa bán trên thị trường (Trung Quốc) đều chứa nhiều muối, gia vị và saccharin, một số loại gia vị có chứa safrole hơi độc. Chất này dễ gây ngộ độc tích lũy, ăn nhiều lâu dần sẽ dẫn đến xuất hiện ung thư ruột, ung thư gan.
Ngoài ra, túi hạt dưa thường bị lẫn một số hạt dưa bị mốc và hư hỏng có chứa chất độc aflatoxin là chất gây ung thư "khét tiếng" được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách đen, cũng có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, bác sĩ He khuyến cáo rằng hạt dưa dù ngon đến đâu cũng không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài!
Phòng tránh ung thư đại tràng?
Vì ung thư đại tràng là "bệnh vào từ miệng" nên để phòng tránh căn bệnh này bạn cần tập trung vào 2 khía cạnh: xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giảm khả năng mắc ung thư ruột từ căn nguyên.
1. Chế độ ăn hợp lý, ăn nhạt
Ăn nhiều chất béo có thể khiến con người tăng cân và tăng áp lực lên các chức năng khác nhau của cơ thể. Thực hiện chế độ ăn nhạt, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, không ăn kiêng một phần, không ăn chọn lọc để không làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều axit folic trong cuộc sống của họ sẽ ít bị ung thư ruột kết. Thực phẩm giàu axit folic bao gồm rau lá xanh, các loại hạt, trứng, gan và thận động vật, men bia, đậu và trái cây.
3. Tập thể dục điều độ
Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp theo sở thích để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện vi tuần hoàn trong cơ thể, đảm bảo cung cấp và lưu thông máu, từ đó giảm khả năng bị bệnh.
Ngoài ra, một biện pháp khác để ngăn ngừa ung thư ruột là chú trọng tầm soát. Mọi người cần hình thành thói quen khám sức khỏe tốt và kiểm tra thể trạng thường xuyên để phát hiện ra các vấn đề sức khỏe của bản thân, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng.
Nguồn tham khảo: Sina, Aboluowang, The Healthy, BV ĐKQT Vinmec. Ảnh: Pinterest