'Bệnh từ miệng mà ra': Đây là những kiểu ăn uống gây ung thư nhanh bậc nhất được chuyên gia cảnh báo, điều số 1 hầu như ai cũng phạm phải
Bệnh ung thư ngoài xuất phát từ yếu tố di truyền, lười vận động thì chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một yếu tố nguy cơ chính.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, ung thư hay khối u ác tính là tên gọi chung của nhóm bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Khi một người bị ung thư nghĩa là cơ thể họ đang tồn tại các tế bào bất thường, có thể xâm lấn sang các bộ phận khác. Di căn là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư.
Theo thống kê của WHO, trên toàn thế giới có khoảng 9,6 triệu ca tử vong vì bệnh ung thư vào năm 2018, trong đó ung thư phổi, vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt... là một trong những loại ung thư phổ biến nhất.
Vậy vì sao ung thư lại phổ biến như vậy là câu hỏi chung của nhiều người, bệnh ung thư ngoài xuất phát từ yếu tố di truyền, lười vận động thì chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một yếu tố nguy cơ chính.
"Bệnh tật từ miệng mà ra" - Có 4 kiểu ăn uống đã được chứng minh sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà bạn cần phải tránh.
1. Ăn tối muộn, ăn khuya
Các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) tại Tây Ban Nha cho biết: Những người thường xuyên ăn sau 9 giờ tối và đi ngủ ngay sau khi ăn tối có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 25% so với những người không có thói quen này.
Cũng tương tự như việc làm ca đêm, ăn tối muộn cũng có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học, rối loạn hormone và làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng . Thói quen ăn khuya, ăn tối muộn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt vì cả hai đều liên quan đến các dấu hiệu nội tiết tố.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Manolis Kogevinas cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi kết luận rằng việc tuân thủ các chế độ ăn uống ban ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư nói chung. Đồng thời, những phát hiện này cũng góp phần khẳng định tầm quan trọng của chế độ ăn trong việc đánh giá nhịp sinh học và ngừa ung thư."
Ăn đêm, ăn tối muộn có thể là một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Bạn nên nhớ, thời điểm ăn tối tốt nhất là 18h30 và nên ăn ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.
2. Tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn
Vào năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã chính thức phân loại thịt chế biến sẵn là chất gây ung thư ở người.
Theo định nghĩa của WHO: Thịt chế biến sẵn là các loại thịt đã bị biến đổi thông qua quá trình ướp muối, sấy khô, lên men, xông khói, hoặc các quá trình xử lý khác để tăng hương vị thịt hoặc để bảo quản được lâu hơn.
IARC đã thực hiện phân tích dữ liệu từ 10 nghiên cứu và ước lượng được rằng nếu mỗi người tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵng hàng ngày (tương đương với khoảng 4 miếng thịt xông khói hoặc 1 chiếc xúc xích) thì nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên khoảng 18%.
Thịt chế biến sẵn là các loại thịt đã bị biến đổi thông qua quá trình ướp muối, sấy khô, lên men, xông khói, hoặc các quá trình xử lý khác...
Vì sao thịt chế biến sẵn lại nguy hiểm đến vậy? Theo các chuyên gia, các loại thịt chế biến sẵn thường được tâm ướp nhiều chất phụ gia, sản sinh ra các hóa chất sau quá trình chế biến hoặc nấu thịt (ví dụ như hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, có thể gây tổn thương ADN và phát triển ung thư).
Để bảo đảm cho sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn thịt chế biến, thay vào đó nên ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn cũng nên lựa chọn cá, thịt gia cầm thay vì thịt đỏ hay thịt chế biến.
3. Ăn nhiều thịt nướng
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, ăn thịt nướng hay chiên thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo thành các hóa chất có thể làm hỏng DNA, làm tăng nguy cơ ung thư.
Ăn thịt nướng hay chiên thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo thành các hóa chất có thể làm hỏng DNA.
Các thực phẩm được chế biến bằng phương pháp chiên, nướng cũng có thể sản xuất ra chất acrylamide - loại chất độc được WHO xếp loại vào nhóm 2A, nhóm "có thể gây ung thư trên người". Bên cạnh làm tăng nguy cơ ung thư, độc tính acrylamide đã được chứng minh có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thần kinh và hệ thống sinh sản. So với nướng thì phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp... được chứng minh là lành mạnh hơn cả.
4. Sử dụng chai nhựa kém chất lượng để đựng nước
Theo tổ chức phi lợi nhuận Breastcancer.org, sử dụng một số loại chai nhựa đựng nước có thể làm ô nhiễm chất lỏng với các hóa chất có khả năng gây hại như BPA, chúng có thể gây rối loạn cân bằng nội tiết tố của cơ thể và làm tăng nguy cơ ung thư vú .
Việc sử dụng các chai nước nhựa kém chất lượng có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư và vô sinh.
Đồng thời, chai nhựa được tạo thành từ nhiều phân tử hydrocacbon lẫn nhiều hóa chất khác để tăng độ dẻo hoặc tạo màu sắc. Tính an toàn của chai nhựa phụ thuộc vào loại nhựa được sử dụng. Việc sử dụng các chai nước nhựa kém chất lượng có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư và vô sinh.
Theo WHO/Metro/Eathis/Bestlifeonline